Văn khấn ngày giỗ thường
Ngày giỗ thường được tính sau 2 năm của người mất. Ngày giỗ thường được gọi là ngày Cát Kỵ. Vào ngày này là dịp các thành viên trong gia đình tổ chức ngày giỗ tề tựu đông đủ, cùng tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà nội ngoại và bố hoặc mẹ người thân đã mất trên 2 năm.
>>Xem thêm: 13 bài văn khấn ngày rằm tháng 7 cực kỳ cần thiết, không được bỏ qua
Sau 2 năm ngày mất, cái không khí đau buồn trong ngày tang lễ dường như không còn nữa. Mà thay vào đó là ngày vui được xum họp gia đình, cùng tưởng nhớ về những kỷ niệm đẹp với người đã mất. Khách tới ăn giỗ có thể mang đồ lễ là vàng hương, rượu, hoa quả. Khi khách tới, con cháu phải đón đồ lễ đặt lên bàn thờ trước khi khách lễ.
Khách lễ trước bàn thờ: 4 lạy 3 vái. Gia chủ đứng đáp lễ. Lễ bàn thờ xong, khách quay vái người đáp lễ.
Sau khi bày cỗ bàn, thắp hương, gia chủ khăn áo chỉnh tề bước vào chiếu trải trước bàn thờ, chuẩn bị hành lễ.
Bài văn khấn ngày giỗ thường
+++
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ............
Tín chủ con là.............
Ngụ tại............
Hôm nay là ngày ............... tháng ................ Năm..............
Chính ngày giỗ của.............. (*) Xem hướng dẫn phía dưới
Thiết nghĩ. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn nghĩa xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề nào dãi tỏ. Ngày mai là Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.
Tâm thành kính mới.............. (họ tên người mất)
Mất ngày ..............tháng............năm.............
Mộ phần táng tại................
Cúi lậy cầu xin linh thiêng hiện về linh sàng, chứng giám cho lòng thành. Và thụ hưởng lễ vật, độ trì cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự an lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Con lạy xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Bá Thúc, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Tỷ Muội, Huynh Đệ, Cô Di và toàn thể các hương linh tổ tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời các ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thụ hưởng.
Tín chủ con xin lạy mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
(*) Văn khấn nôm ngày giỗ:
Nếu ngày giỗ bố thì hải khấn là: Hiển khảo
Nếu ngày giỗ mẹ thì phải khấn là: Hiển tỷ
Nếu ngày giỗ ông đã mất thì khấn là: Tổ khảo
Nếu ngày giỗ bà đã mất thì khấn là: Tổ tỷ
Nếu ngày giỗ cụ bà đã mất thì phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ
Nếu ngày giỗ cụ ông đã mất thì phải khấn là: Tằng Tổ Khảo
Nếu ngày giỗ anh em đã mất thì hải khấn là: Thệ Huynh, Thệ Đệ
Nếu ngày giỗ chị em đã mất thì phải khấn là: Thể Tỷ, Thể Muội
Nếu ngày giỗ cô dì chú bác đã mất thì hải khấn là: Bá thúc Cô Di, Tỷ Muội
Hoặc khấn chung là: Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nghĩa là nội ngoại Gia Tiên.
Lưu ý: Phải khắc phục ngay nếu bị giống thế này ?
Không còn cách nào nhanh và kinh tế bằng cách này: Xem tại đây tấm Phúc An
【Phúc An】- chongamkhoiphucan.com
Ephzvg A history of PE may require medical intervention. https://bestadalafil.com/ - cialis 5mg online Mhtwau Cialis Knnbmj https://bestadalafil.com/ - Cialis Otc Tenormin
Xin cảm ơn những tác giả đã hiến những bài văn cũng giỗ mẫu giúp cho mọi người có được nội dung để tổ chức cũng giỗ chu đáo.
Rất hay